Thiết Kế Công Trình

Quy trình thiết kế công trình xây dựng bao gồm các tiêu chuẩn, trình tự và quy định về pháp luật. Quy trình này sẽ đảm bảo răng công trình xây dựng được tiến hành theo đúng các bước, trình tự thực hiện. Đồng thời, nhà thầu, nhà đầu tư nắm được cái nhìn tổng thể về toàn bộ dự án đang được diễn ra.

1. Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với thiết kế công trình xây dựng

Các công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu của điều 52 trong nghị định chính phủ về việc quản lý và đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng. Những yêu cầu và tiêu chuẩn đó là:

  • Bản thiết kế công trình xây dựng cần phải phù hợp với các quy hoạch, hoạch định về cảnh quan, xây dựng, điều kiện tự nhiên. Cũng như các quy định trong kiến trúc. Đồng thời cũng phải được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền.
  • Bộ phận nền móng của công trình cần phải vững chắc, không bị rạn nứt, lún, biến dạng nhiều hơn giới hạn được cho phép. Gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình. Hoặc gây tác động tới các công trình lân cận.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đang được áp dụng trong văn bản hiện hành. Cùng với đó, các công trình trong công cộng cũng cần đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho người bị tàn tật.
Quy trình thiết kế công trình xây dựng như thế nào
  • Công trình xây dựng cần đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu trong sử dụng và vận hành.
  • Bên cạnh đó, thiết kế công trình cần phải đảm bảo yếu tố về phong tục tập quán của từng địa phương, từng khu vực xây dựng.
  • Đảm bảo các yếu tố về an toàn cho con người khi công trình xuất hiện sự cố. Đồng thời, cũng thuận lợi cho các hoạt động như cứu nạn, chữa cháy.
  • Bên cạnh đó cũng cần chắc chắn rằng các công trình có khoảng cách đảm bảo an toàn. Sử dụng vật liệu, trang bị chống cháy tốt. Từ đó, giảm thiểu và hạn chế được tối đa tác hại của đám cháy tới công trình cũng như công trình lân cận.

2. Quy trình thiết kế công trình xây dựng hiện nay

Quy định pháp luật về các bước thi công, thiết kế công trình

Theo Điều 23 trong Nghị Định Chính Phủ số 59/2015/NĐ-CP về việc cai quản các dự án đầu tư và thi công, thiết kế thi công được ghi như sau:

  • Thiết kế thi công gồm 4 bước chính và 1 bước phụ:
  • – Bước 1: lên kế hoạch thiết kế sơ bộ
  • – Bước 2: Thiết kế cơ sở
  • – Bước 3: Thiết kế kỹ thuật
  • – Bước 4: Thiết kếcác bản vẽ xây dựng
  • – Bước 5: Quy trình thiết kế bổ sung riêng theo các thông lệ quốc tế hoặc do chủ đầu tư đưa ra khi quyết định đầu tư vào dự án.
  • Dự án khi đầu tư thi công có thể gồm 1 hoặc nhiều công trình. Mỗi công trình lại có nhiều cấp độ khác nhau. Tùy theo từng cấp độ, chế độ dự án. Việc đề xuất, điều khoản số bước trong thiết kế công trình do phía chủ đầu tư xác định. Cụ thể là:
  • Thiết kế 1 bước: là bản vẽ thiết kế áp dụng cho công trình có yêu cầu cần lập văn bản về báo cáo kinh tếvà kỹ thuật đầu tư.
  • Thiết kế 2 bước bao gồm: bản thiết kế cơ sở và bản vẽ thiết kế thi công. Thiết kế 2 bước áp dụng cho công trình cần lập dự án đầu tư.
  • Thiết kế 3 bước bao gồm: thiết kế về cơ sở, kỹ thuật và bản vẽ. Thiết kế 3 bước được sử dụng cho công trình có quy mô lớn, cần lập dự án đầu tư. Đồng thời đòi hỏi kỹ thuật, khiếu nại xây dựng cực kỳ phức tạp.

Để có thể hiểu rõ hơn. Bạn nên xem thêm về Nghị định 59 năm 2015.

Trình tự quy trình thiết kế công trình xây dựng thực tế

Trong thực tế, Quy trình thiết kế công trình xây dựng gồm có 6 bước sau đây:

Bước 1: Thu thập và tiếp nhận các yêu cầu về thông tin từ phía chủ đầu tư

Ở bước này, Bên tiếp nhận thiết kế công trình sẽ yêu cầu chủ đầu tư cung cấp về những yêu cầu mong muốn của chủ đầu tư. Cùng với đó là xem xét các yếu tố như:giấy phép xây dựng, tiêu chuẩn trong thiết kế công trình ở khu vực xây dựng…. 

Bước 2: Lên phương án bố trí, thiết kế mặt bằng kiến trúc

Sau khi đã nắm bắt được đầy đủ thông tin cần thiết mà bên chủ đầu tư cung cấp, cùng tìm hiểu. Bên tiếp nhân sẽ lên phương án thiết kế, cách bố trí toàn bộ mặt bằng kiến trúc cần phác thảo.

Bước 3: Hiệu chỉnh thiết kế theo các yêu cầu và bổ sung của chủ đầu tư và ký kết hợp đồng

Bước thứ 3 và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thiết kế công trình xây dựng. Ở bước này, sau khi đã có được bản vẽ cơ sở. Bên tiếp nhận sẽ gặp mặt chủ đầu tư. Tiếp theo, sẽ ghi nhận những yêu cầu, bổ sung, những khu vực cần chỉnh sửa từ bên chủ đầu tư.

            Hiệu chỉnh bản vẽ theo ý kiến của khách hàng.

Sau khi thảo luận và thống nhất đi đến phương án cuối cùng. 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 4: Lập đề xuất, phương án mô hình thiết kế 3D. Điều chỉnh thiết kế theo các yêu cầu của chủ đầu tư.

Sau khi ký kết hợp đồng. Bên tiếp nhận sẽ sửa lại bản phương án theo yêu cầu mới nhất. Sau đó, tiến hành vẽ, tái dựng bản vẽ thành mô hình thiết kế 3D nội-ngoại thất cho công trình xây dựng.

Bước 5: Tiến hành triển khai, thực hiện hồ sơ chi tiết về kết cấu, kỹ thuật, PCCC, điện nước…

Trong quá trình thiết kế bản vẽ mô hình 3D. Bên tiếp nhận cũng triển khai các chi tiết kỹ thuật về đường điện nước, PCCC đảm bảo công năng sử dụng, an toàn kỹ thuật theo các quy định trong pháp luật cũng như của khu vực.

Bước 6: Trình cho khách hàng xem xét, ký duyệt. Bản giao bản thiết kế

Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế là trình khách hàng xem xét và ký duyệt bản vẽ. Ở bước cuối này, bên chủ đầu tư sẽ xem xét bản vẽ 3D của bên tiếp nhận đã đúng theo yêu cầu mong muốn của mình chưa. Bản vẽ thiết kế công trình có đảm bảo các yếu tố về địa phương, an toàn, công năng sử dụng hay không.

Nếu tất cả các yếu tố đã được đảm bảo. Lúc này 2 bên đi đến bước cuối bàn giao bản vẽ và thanh toán.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0964 499 269
0964499269